Cô gái 25 tuổi ở Thẩm Quyến,Quảng Đông chọn khoai lang,cà rốt và một số loại rau lá bởi chúng có thể bảo quản trong thời gian dài bằng tủ lạnh. Trong vài giờ,Chen Jiamin tập trung chiên,xào,rồi đóng hộp.
"Tôi thích nấu ăn nhưng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nấu ăn với số lượng lớn",cô nói.
Chen là một trong số những tín đồ của xu hướng dongmen nhằm giảm bớt gánh nặng chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
Thuật ngữ này kết hợp giữa từ đông lạnh chỉ việc bảo quản thực phẩm và cửa thể hiện việc hướng đến lối sống tiện lợi hơn.
Họ chỉ nấu một lần mỗi tuần,sau đó đông lạnh và hâm nóng khi ăn,giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn có đồ ăn tự nấu. Đây cũng là lựa chọn lành mạnh hơn so với đồ ăn mua sẵn,đặc biệt với người bận rộn.
Trên Xiaohongshu,có khoảng 3,7 triệu bài đăng chia sẻ cách làm món dongmen ngon hơn. Dù thực phẩm bảo quản lâu mất chất dinh dưỡng,nhiều cư dân thành thị vẫn ưu tiên chúng bởi sự tiện lợi.
Trước đây,Chen thường chi 3 USD cho bữa trưa mua ngoài. Tuy nhiên,những bữa ăn thường nhiều dầu mỡ,thiếu rau và thịt hoặc có món phụ mà cô không thích. Nếu tự nấu ăn mỗi ngày,cô cảm thấy mệt mỏi khi phải vật lộn với việc sơ chế thực phẩm,rửa bát đĩa,khá mất thời gian.
"Tiết kiệm là yếu tố lớn khiến tôi quyết định tham gia vào dongmen",cô nói.
Hiện,cô chỉ tốn khoảng một USD cho bữa trưa tự làm,gồm thịt gà,cá,rau và ngũ cốc.
Hongyu,bà mẹ đơn thân ở TP Trùng Khánh,cảm thấy kiệt sức với những bữa ăn tự nấu. Con gái cô kén ăn,không thích thức ăn mua ngoài,thường yêu cầu các món như sườn xào chua ngọt hoặc cà ri bò.
"Nhưng tôi còn phải đi làm,rất khó để cân bằng giữa công việc và bếp núc",cô nói. Hongyu chọn cách đông lạnh toàn bộ bữa ăn,chỉ nấu mỗi tuần một lần.
Cô nói cách này dễ và nhanh,chỉ mất 15 phút hâm nóng trên chảo. Hongyu đã áp dụng dongmen cho đồ ăn vặt và thức uống.
Cuối năm ngoái,đoạn video cô làm nóng đồ trữ đông đã thu hút 1,38 triệu lượt xem và 22.000 lượt thích trên nền tảng Xiaohongshu.
Hongyu trở thành influencer dongmen với hơn 35.000 người theo dõi và 400.000 lượt thích.
Ngọc Ngân (Theo China Daily)