Mới nhất

Liên kết thân thiện

Những nhà máy đứng ngoài 'cuộc đua' tìm công nhân đầu năm

2025-02-18     IDOPRESS

"Mọi người dự tiệc tất niên nhớ đi xe ôm để không bị thổi nồng độ cồn nhé. Công ty sẽ gửi phong bì",chị Thu Hồng,công nhân Công ty TNHH May Song Ngọc,quận Bình Tân,phì cười khi nhận lời nhắn của công đoàn.

Tới hôm tổ chức tiệc,không chỉ chị mà nhiều người cũng bắt xe ôm đến. Không phải lái xe,mọi người đều ăn uống thoải mái. Cuối buổi,gần 500 người đều nhận được phong bì 300.000 đồng. Hầu hết công nhân ở trọ cách công ty vài km nên số tiền "xe ôm" khiến mọi người đều vui vẻ.

"Chỉ những việc nhỏ như vậy nhưng khiến tôi cảm thấy công ty rất quan tâm đến người lao động",chị Hồng nói,cho biết đây cũng một trong những lý do khiến chị gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Ông Trần Thanh Sơn,Trưởng phòng hành chính nhân sự công ty,nói lắng nghe người lao động,xây dựng môi trường làm việc tốt là cách giúp nhà máy duy trì nhân sự ổn định trong thời buổi tuyển dụng khó khăn.

Đơn cử,công nhân ý kiến nhà máy nóng,ban giám đốc sẽ cho cải tạo ngay hệ thống làm mát. Một vài người lấy vải vụn may miếng lót để ngồi cho êm,công ty mua nệm phát cho tất cả lao động... Điều quan trọng là doanh nghiệp luôn nỗ lực để có đơn hàng,đảm bảo việc làm cho lao động. Năm ngoái,bình quân thu nhập mỗi tháng của công nhân là 12 triệu đồng.

Công nhân nhà máy Song Ngọc trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Nhờ chính sách chăm lo,lương,thưởng tốt nên mỗi công nhân của Song Ngọc trở thành một nhân viên tuyển dụng cho công ty. Giữa năm ngoái,nhà máy có đơn hàng,dự định mở 4 chuyền nhưng đăng tuyển không đủ người. Rút kinh nghiệm,từ cuối tháng 11,công ty thông báo rộng rãi đến toàn bộ lao động để giới thiệu người quen vào làm việc. Người mới qua thử việc,ký hợp đồng chính thức sẽ thưởng người giới thiệu một triệu đồng.

"Sau vài hôm thông báo đã có gần 50 ứng viên là người thân của công nhân đến đăng ký qua Tết sẽ tới nhận việc",ông Sơn nói. Đúng ngày khai trương,cũng là ngày mở chuyền,công nhân mới cũng có mặt. Ngoài thu nhập hàng tháng,trong hai tháng đầu tiên,mỗi công nhân sẽ được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng. Nhờ các chính sách tốt nên từ đầu năm nay,doanh nghiệp không còn "đau đầu" kiếm người.

Là ngành sử dụng đông lao động và thường xuyên đối mặt tình trạng "khát người",song đầu năm nay ngành dệt may Việt Nam không còn đau đầu kiếm nguồn. Ngay ngày đầu tiên hoạt động sau Tết đã có 96% lao động quay trở lại làm việc,sau đó tăng dần và đến mùng 8 đạt 100%.

Bà Nguyễn Thị Thủy,Phó chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam,cho biết kết quả này đến từ nỗ lực đảm tiền lương đủ sống cho người lao động và các chính sách phúc lợi liên tục đổi mới,phù hợp yêu cầu công nhân. Lãnh đạo các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm đơn hàng,tạo việc làm ổn định cho nhân viên.

Năm ngoái,thu nhập bình quân của công nhân toàn ngành là trên 10 triệu đồng mỗi tháng. Năm nay,định hướng của tập đoàn là tiếp tục tăng thu nhập cho người lao động. Bình quân thưởng Tết Ất Tỵ toàn ngành là hai tháng lương,các doanh nghiệp dù khó khăn hơn cũng có thưởng,ít nhất một tháng cho lao động.

Theo bà Thủy,năm nay một số nhà máy vẫn có nhu cầu tuyển thêm người nhưng chủ yếu là bổ sung nhân sự cho các vị trí việc làm được đầu tư thiết bị mới theo yêu cầu công nghệ cao,không phải để bù đắp lao động nhảy việc. Do đó,việc tuyển dụng không ồ ạt mà là chọn lọc nhân sự có tay nghề. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tuyển được nhân lực chất lượng mà còn đảm bảo được thu nhập cho người mới.

Công nhân Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Tương tự,nhờ đảm bảo thu nhập và nỗ lực giữ thưởng Tết cùng chính sách phúc lợi tốt đã giúp Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình (Khu công nghiệp Tân Bình) giữ được 400 công nhân phục vụ sản xuất. Nhiều năm qua,nhà máy có tuyển người nhưng chủ yếu thay thế nhân sự về hưu hoặc chuyển việc vì lý do gia đình.

Ông Lại Thế Tiến,Chủ tịch công đoàn công ty,cho biết thu nhập bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất là 12 triệu đồng mỗi tháng. Hàng năm,ngoài tăng lương khi nhà nước điều chỉnh mức tối thiểu,cứ ba năm,công ty lại tổ chức nâng lương theo bậc cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này trở thành động lực để người lao động gắn bó lâu dài vì "càng làm lâu lương cơ bản càng cao".

Theo ông Tiến,bên cạnh thu nhập,chế độ phúc lợi của doanh nghiệp luôn linh hoạt và điều chỉnh theo mong muốn của người lao động. Ví dụ,trước đây,doanh nghiệp có mô hình "Tích lũy con ong",với mỗi năm gắn bó,công nhân được nhận điểm tích lũy. Điểm này được quy thành tiền để trả cho họ nghỉ hưu hoặc nghỉ việc. Tuy nhiên,qua các cuộc gặp gỡ,người lao động mong muốn chuyển điểm tích lũy,quy ra tiền và trả vào lương tháng. Đề xuất này được ban giám đốc đồng ý.

Bà Nguyễn Hoàng Hiếu,Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM (Falmi,thuộc Sở Lao động,Thương binh và Xã hội thành phố),cho biết khảo sát từ các đơn vị sau Tết lao động không có nhiều biến động,tỷ lệ quay lại làm việc trong tuần đầu tiên đạt trên 93%,khá cao so với các năm.

Công nhân làm việc tại công ty may mặc,sản xuất phụ kiện thể thao Polaris,quận Tân Phú,tháng 1/2025. Ảnh: Quỳnh Trần

Lãnh đạo Falmi cho rằng lao động "nhảy việc" do nhiều nguyên nhân,trong đó nổi bật là mức lương và chế độ phúc lợi chưa đáp ứng kỳ vọng,cơ hội thăng tiến hạn chế,môi trường làm việc không phù hợp,cũng như yêu cầu công việc khác xa so với mô tả ban đầu. Ngoài ra,một bộ phận lao động dịch chuyển do muốn tìm công việc gần nhà hơn hoặc có thời gian làm việc linh hoạt hơn cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển. Thông thường,sau Tết là thời điểm nhảy việc hợp lý vì thưởng Tết đã nhận xong cùng lúc nhiều doanh nghiệp tăng tuyển dụng.

Tuy nhiên,qua các khảo sát trong năm của Falmi,phần lớn lao động có xu hướng ưu tiên sự ổn định trong sự nghiệp và tài chính,do đó họ mong muốn duy trì công việc lâu dài thay vì thường xuyên nhảy việc.

Cùng lúc,sau khi đối mặt với nhiều "cơn khát" lao động diện rộng,nhiều doanh nghiệp đã có chiến lược đãi ngộ hợp lý,đảm bảo mức lương cạnh tranh,thưởng hiệu suất hấp dẫn và các chế độ phúc lợi đầy đủ. Đồng thời,nhiều công ty cũng xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng,đầu tư đào tạo tay nghề cho lao động,tạo môi trường làm việc thân thiện... "Đây cũng là những điều doanh nghiệp cần làm để thu hút người mới và giữ lao động có tay nghề ở lại",bà Hiếu nói.

Lê Tuyết

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
Về đầu trang
© Bản quyền 2009-2020 Việt nam hàng ngày      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap