"Bạn bè nói có việc là may rồi nhưng nghĩ đến khoản đầu tư của bố mẹ tôi không khỏi chạnh lòng",Trọng,23 tuổi,quê Phú Thọ nói. Anh cho rằng mức lương này quá rẻ mạt so với hơn 200 triệu đồng học phí,chưa kể các khoản đầu tư khác cho 5 năm học.
Thu Huyền,cử nhân ngành Công tác xã hội,vừa nhận việc chính thức tại một viện dưỡng lão ở quận Bắc Từ Liêm,Hà Nội với mức lương 6 triệu đồng. "Tháng trước thử việc tôi nhận được 70% lương",cô gái 22 tuổi chia sẻ. "Không biết sống sao ở thành phố khi mức lương ra trường còn thấp hơn trợ cấp sinh hoạt hàng tháng bố mẹ cho".
Tại TP HCM,Khánh Linh làm trợ lý cho một KOC tầm trung với mức lương khởi điểm 7 triệu đồng. Nhiệm vụ của cô trải dài từ lên kế hoạch nội dung,chỉnh sửa video,viết kịch bản,sắp xếp lịch trình,theo KOC đi sự kiện. Lịch làm việc kéo dài từ sáng đến khuya,không ít lần thức thâu đêm để kịp deadline.
"Tiền trọ của tôi đã 4 triệu đồng,nên với mức lương này buộc phải xin thêm gia đình",cô nói.
Nhân sự trẻ tìm hiểu thông tin việc làm tại sàn giao dịch việc làm ở Long Biên,Hà Nội năm 2023. Ảnh: Phan Dương
Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường hay những "fresher" (người mới gia nhập thị trường lao động) luôn là chủ đề gây tranh cãi.
Nền tảng mạng xã hội Threads có hàng trăm chia sẻ của người mới tốt nghiệp về "mức lương không đủ sống" hay bức xúc vì bị gắn mác "người mới,kinh nghiệm non" trong khi vẫn phải đảm nhiệm công việc cường độ cao nhưng lương không tương xứng.
Ở phía ngược lại,rất nhiều nhà tuyển dụng nói "choáng váng với kỳ vọng phi thực tế" về mức lương của nhân sự Gen Z.
Mới đây,bài viết tuyển trợ lý cho một KOL đã nổ ra tranh cãi khắp các mạng xã hội. Cộng đồng chia hai luồng ý kiến,một bên cho rằng mức lương 8 triệu đồng KOL trả là quá thấp so với các đầu việc trợ lý cá nhân phải làm. Nhiều người khẳng định mức lương đó "không bằng lương giúp việc,chạy grab",thậm chí gọi công việc này là "chân sai vặt".
Một bên cảm thấy bình thường với mức lương khởi điểm này,bởi đằng sau là rất nhiều cơ hội làm việc với người nổi tiếng,mở mang mối quan hệ và lương thưởng.
Báo cáo thị trường tuyển dụng Việt Nam TOPCV 2023 cho thấy mức lương phổ biến của thực tập sinh 3-5 triệu đồng một tháng,nhân viên dưới một năm kinh nghiệm từ 6-15 triệu đồng,tùy ngành. Trong đó,ngành giáo dục có mức thấp nhất (6-8 triệu đồng),IT cao nhất (8-15 triệu đồng).
Đáng chú ý,mức lương của nhân sự IT mới ra trường đang có xu hướng giảm. Nếu năm trước là 15 triệu,hiện tại chỉ còn 11 triệu đồng. Trong khi đó,các vị trí có kinh nghiệm lại tăng,như trưởng nhóm có thể nhận 35 triệu đồng,quản lý lên tới 52 triệu đồng.
Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tháng 1/2025,cho thấy 67% vị trí tuyển dụng có mức lương phổ biến 5-10 triệu đồng,hơn 20% trả 10-20 triệu đồng một tháng.
Bên cạnh yếu tố ngành nghề,bối cảnh thị trường lao động cũng ảnh hưởng lớn đến mức lương khởi điểm. Ông Bùi Đoàn Chung,giám đốc Nghề nhân sự Việt Nam,cho biết lao động trẻ có mức lương thấp vì thị trường ngày càng cạnh tranh,nhà tuyển dụng có nhiều lựa chọn hơn.
Theo chuyên gia,trước đây lao động trẻ thường thiếu kỹ năng thực tế,mất thời gian dài đào tạo thêm,nên nhận lương thấp là dễ hiểu. Nhưng hiện nay nhiều Gen Z đã tích lũy kinh nghiệm từ sớm qua thực tập,làm việc freelance hoặc học thêm các kỹ năng ngoài trường lớp,khiến quan điểm "người mới phải chấp nhận lương thấp",không còn phù hợp.
Tuy vậy,các "fresher" vẫn gặp khó khăn nếu không chứng minh được năng lực làm việc của mình. "Điều này đòi hỏi các bạn mới cần có định hướng việc làm trước khi ra trường,đăng ký làm thực tập sinh để làm quen với thị trường lao động,cũng như học hỏi thêm các kỹ năng",ông Chung nói.
Bà Chu Thanh Nga,tổng giám đốc một hãng dược với gần 200 nhân sự ở Hà Nội,thừa nhận lao động Gen Z có tư duy rất thực tế,biết rõ giá trị của mình và không ngại đặt chất vấn nhà tuyển dụng về quyền lợi.
Là người sử dụng lao động,bà không ủng hộ việc lợi dụng người mới để trả lương thấp. Nhưng người lao động cần hiểu thực tế rằng không phải lúc nào họ cũng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hai bên cần có thời gian tìm hiểu nhau và mức lương của giai đoạn đó thấp hơn là đương nhiên.
"Sự nghiệp là một hành trình dài và để có một công việc tốt,ai cũng phải trải qua giai đoạn học hỏi,rèn luyện. Không ai có thể giỏi ngay từ đầu và cũng không có doanh nghiệp nào trả lương cao chỉ vì bạn có bằng cấp tốt,mà cần thời gian đánh giá sau giai đoạn thử việc",bà Nga nói.
Điều quan trọng không phải là chấp nhận lương thấp,kén chọn lương cao mà là công việc đó có giúp bạn tiến xa hơn hay không. "Khi bạn có giá trị thực sự,mức lương xứng đáng sẽ đến một cách tự nhiên",bà nói.
Ủng hộ quan điểm này,Hùng Vũ,35 tuổi,ở Hà Nội dẫn ví dụ từ chính mình. Thời mới du học về anh chấp nhận đi làm lương 5 triệu đồng. Sau đó,anh ứng tuyển vào công ty lớn hơn,quản lý dự án với lương 11 triệu đồng,làm hết sức mình từ 7-8h sáng đến 12h đêm.
Hùng Vũ nói chỉ khát khao được làm cùng người giỏi. "Khi phỏng vấn,tôi nói 'Em không quan tâm lương. Em vào đây là vì đi theo anh để học hỏi và sẽ không làm việc với ai khác",anh kể.
Bằng chiến thuật đó,Hùng học được tư duy quản trị nhân sự,tư duy chiến lược. Trong cả năm làm việc cùng nhau,anh ngấm dần cách làm việc,đến cả cách sống của đồng nghiệp,cấp trên của mình.
"Tôi chấp nhận lương thấp trong một năm và xem đây như học phí. Không có khóa học nào với mức tiền đó cho cơ hội được học 24/7 với người giỏi và làm việc thực chiến,được 'đứng trên vai người khổng lồ' tiêu tiền của họ để theo đuổi đam mê",anh chia sẻ.
Riêng Khánh Linh cho biết là một fresher nhưng đã tích lũy được kinh nghiệm từ thời sinh viên và tự học thêm nhiều kỹ năng. Kể cả học phí và nhiều khóa học khác từ thời trên ghế nhà trường,cô đã chi hơn 200 triệu đồng trong bốn năm học.
"Thế nhưng vẫn bị gắn mác người mới",cô nói. "Với mức lương này không biết lúc nào mới hoàn vốn".
Phan Dương