Thạc sĩ Trần Vũ,Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu,Đại học Quốc gia TP HCM,ngày 19/8 cho biết thông tin trên.
Bốn môn mà các em được đăng ký là Đại số tuyến tính,Hóa đại cương,Kiến trúc máy tính và Vật lý 1. Bài giảng được đưa lên hệ thống MOOC (khóa học trực tuyến) của Đại học Quốc gia TP HCM,học sinh có thể truy cập bất cứ lúc nào. Ngoài ra,các em được học một số buổi trực tiếp với giảng viên.
Cuối học kỳ,trường tổ chức kiểm tra trực tiếp. Nếu đạt yêu cầu,các em được công nhận tín chỉ ở những môn đã học.
"Điều này giúp các em rút ngắn thời gian học nếu trúng tuyển vào các trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM",ông Vũ cho hay.
Ngoài ra,chương trình có thể giúp học sinh sớm nhận ra năng lực và đam mê,góp phần định hướng nghề nghiệp,tránh chọn nhầm ngành,nghề khi vào đại học.
Học sinh lớp 11 học tập tại thư viện trường Phổ thông Năng khiếu. Ảnh: Năng khiếu library
Việc cho học sinh phổ thông tiếp cận với chương trình đại học được PGS.TS Vũ Hải Quân,Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM,đề cập hồi cuối năm 2023.
Ông cho biết nhiều đại học lớn trên thế giới đã triển khai mô hình này. Chẳng hạn,tại Đại học Thanh Hoa,Trung Quốc,các tài năng đặc biệt có thể theo học từ 13,14 tuổi,đến 16-18 tuổi tốt nghiệp đại học,20 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ.
"Nhiệm vụ của Đại học Quốc gia TP HCM là đào tạo,bồi dưỡng nhân tài. Nếu chúng ta cứ đi theo mô hình tuyến tính thì không có đột phá",ông Quân nói.
Ở phía Bắc,Đại học Quốc gia Hà Nội cho học sinh các trường phổ thông trực thuộc học trước tín chỉ đại học cách đây 6 năm. Đến nay,gần 50 em ở trường chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn,Khoa học tự nhiên đăng ký theo học.
Lệ Nguyễn