Giáo sư khoa học Tâm lý và não bộ tại đại học Massachusetts Amherst (Mỹ),tiến sĩ Susan Krauss Whitbourne chỉ ra một số cách những người thấy mình thấp kém cố gắng thể hiện mình không như vậy:
Họ giả vờ như đang vội: Những người cố tỏ ra quan trọng sẽ hành động như thể lịch trình của họ dày đặc,đến nỗi không thể thực sự dành thời gian cho bạn. Họ nhìn đồng hồ,liếc điện thoại,đi nhanh một cách bất thường,có vẻ vội vã và làm việc quá sức.
Họ gọi tên các sự kiện thông thường mình tham gia nghe có vẻ trịnh trọng nhằm gây ấn tượng: Các thuật ngữ như ''cuộc họp hội đồng quản trị",''dự hội nghị'',hoặc ''ủy ban điều hành'',nghe có vẻ nhưng là sự kiện chỉ dành cho những người thành công nhất trong cuộc sống. Nhưng thực chất,nó có thể là một buổi gặp không hơn một cuộc tụ họp bạn bè để gây quỹ cộng đồng.
Tỏ ra bận rộn: Những người bận rộn là những người hay lo lắng và để tỏ ra mình quan trọng,họ tránh tỏ ra thoải mái hoặc dễ vướng lý do công việc. Những người này hay cau mày,nheo mắt như đang suy nghĩ rất nhiều.
Họ bắt bạn phải phải đợi: Những người muốn tỏ ra mình quan trọng thường giả vờ có nhiều việc phải làm. Vì vậy,họ không bao giờ là người đầu tiên đến trong một cuộc gặp hoặc cố tình đến muộn. Khi để người khác chờ đợi,họ cảm gác mình quan trọng hơn.
Phóng đại thành tích trên mạng xã hội: Những người thích tỏ ra quan trọng khi không ngại quảng bá hình ảnh trên mạng xã hội. Họ hay tự ''thăng chức'' cho mình,liệt kê mọi kỹ năng tin mình có hoặc từng có. Tương tự vậy,họ đăng ảnh mình ngồi ở một vị trí quan trọng,chẳng hạn trong một cuộc họp hoặc bay đến hàng loạt các địa điểm để họp,công tác...
Hành động như thể mình thông minh nhất: Khi những người bất an thấy bị đe dọa bởi người khác thông minh hơn,họ thấy bị thách thức một cách phi lý. Ngay cả khi không thực sự biết mình đang nói gì,họ vẫn sẽ trình diễn với hy vọng sự hào nhoáng sẽ đánh lừa được đám đông. Họ sẽ coi những đóng góp của bạn không quan trọng hoặc truyền tải thông tin họ đã biết.
Nhật Minh (Theo psychologytoday)