Thẩm tra Báo cáo cải cách tiền lương,điều chỉnh lương hưu,trợ cấp thực hiện từ ngày 1/7,Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ quy định thỏa đáng,hợp lý mức trợ cấp hưu trí xã hội mới được bổ sung trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (dự kiến hiệu lực từ 1/7/2025); tính toán để trình bổ sung trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Trợ cấp hưu trí xã hội là tầng an sinh mới được đề xuất trong dự luật sửa đổi,dành cho người đủ 75 tuổi trở lên mà không hưởng lương hưu,trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH); người già từ đủ 70 đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo,cận nghèo đang cư trú tại các xã,thôn đặc biệt khó khăn. Ba chế độ thuộc chính sách này gồm trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng,hỗ trợ chi phí mai táng và hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) do ngân sách nhà nước chi trả.
Trong dự thảo hồi tháng 6/2023,Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mức 500.000 đồng mỗi tháng từ ngân sách nhà nước. Ban soạn thảo tính toán mỗi năm thêm 700.000 người cao tuổi được thụ hưởng,kinh phí phát sinh khoảng 7.100 tỷ đồng.
Song bản chỉnh lý mới nhất tháng 6/2024 đã bỏ số tiền cụ thể mà đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Tùy điều kiện kinh tế và ngân sách mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm dần tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo đề nghị của Chính phủ. Các địa phương tùy điều kiện mà huy động thêm nguồn lực hỗ trợ thêm cho người cao tuổi hưởng chính sách này.
Người già không có lương hưu,làm thêm nghề may ở chợ Đông Ba (Huế). Ảnh: Võ Thạnh
Mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 1/7 sẽ tăng 38,9% từ 360.000 lên 500.000 đồng mỗi tháng. Dự kiến kinh phí tăng thêm sáu tháng cuối năm hơn 4.700 tỷ đồng cho gần 3,4 triệu người nhận bảo trợ xã hội và 349.000 người thụ hưởng.
Song mức này mới bằng 30% chuẩn nghèo khu vực nông thôn và 25% chuẩn nghèo thành thị giai đoạn 2021-2025. Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ định kỳ rà soát để nâng chuẩn này lên nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho người có hoàn cảnh khó khăn,sớm thực hiện chính sách trợ cấp xã hội cho hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi nếu được thông qua ngày 29/6 thì từ tháng 7/2025 hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng Việt Nam sẽ gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội,bảo hiểm xã hội bắt buộc,tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình,phù hợp điều kiện kinh tế.
Độ bao phủ an sinh cho người già sau tuổi nghỉ hưu của cả nước chưa tới 40%,trong đó 2,7 triệu người hưởng lương hưu,630.000 người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng từ Quỹ Bảo hiểm xã hội; hơn 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách nhà nước. Nghị quyết 28 của Trung ương đặt mục tiêu bao phủ 55% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.
Tổ chức Lao động quốc tế dự báo nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì năm 2030 Việt Nam sẽ có trên 16 triệu người cao tuổi không có lương hưu do tốc độ già hóa nhanh hơn cả tốc độ phát triển kinh tế. Khảo sát người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2022 cho kết quả nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn đến từ sự hỗ trợ của con cái,tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc,chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.
Hồng Chiêu